Van giảm áp là vật dụng không thể thiếu trong hệ thống bảo vệ an toàn đường ống, hạn chế tai nạn trong quá trình sử dụng. Vậy van giảm áp có những loại nào, nguyên lý hoạt động của chúng ra sao, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. Van giảm áp và chức năng của van giảm áp
Van giảm áp là gì?
Van giảm áp hay còn được gọi là van an toàn theo áp suất làm việc hệ thống. Chúng được thiết kế theo mô hình tự động mở và đóng, được sử dụng trong hệ thống bảo vệ an toàn.
Chúng có tác dụng bảo vệ đường ống thiết bị hoặc hệ thống khép kín. Khi hệ thống vượt mức an toàn, van giảm áp suất sẽ tự động mở. Điều này đảm bảo áp lực trong các đường ống dưới áp lực cho phép nhằm hạn chế tai nạn.
Chức năng của van giảm áp
Van giảm áp có chức năng giảm áp suất trong đường ống khi áp suất đạt một giới hạn nhất định. Hiện có 2 chức năng van xả giảm áp:
+ Thứ nhất, van giảm áp hơi điều chỉnh áp suất để có mức áp suất ở đầu ra thấp hơn áp suất ở đầu vào. Chúng được ứng dụng để chuyển khí từ bình chứa áp lực cao sang bình chứa áp lực thấp để sử dụng.
+ Thứ hai, tự xả bớt áp suất trong bồn xuống tới mức định sẵn để bảo vệ sự an toàn cho toàn bộ hệ thống. Chúng còn được gọi là van xả hay van an toàn. Chúng có thể được vận hành tự động hoặc thủ công bằng tay tùy theo thiết kế. Khi áp suất lên cao sẽ kích đẩy cửa van hoặc qua cảm biến đo áp suất mở cửa van. Với kiểu vận hành bằng tay, người dùng sẽ cần thường xuyên theo dõi đồng hồ đo áp suất hoặc hệ thống đèn hiệu để theo dõi và chủ động xả van khi cần thiết.
2. Nguyên lý van giảm áp
Các sản phẩm từ van giảm áp nồi áp suất, van giảm áp hơi, van giảm áp khí,… đều được thiết kế hoặc thiết lập để ở áp lực định trước giúp bảo vệ bình áp lực và các thiết bị khác không vượt quá áp lực giới hạn của chúng.
Nguyên lý van giảm áp khá đơn giản. Tại vị trí ban đầu, van giảm áp mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra được quy định bởi vít điều chỉnh. Tác dụng của van thường là giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Nếu giá trị đầu ra của van giảm áp hơi tăng lên trong hệ thủy lực, áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng, piston điều khiển sẽ đi lên. Từ đó, tiết diện của cửa ra, áp suất đầu ra vì thế giảm.
Áp suất đầu ra của van xả giảm áp giảm, piston đi xuống khiến tiết diện cửa tăng, áp suất đầu ra tăng. Khi lò xo phụ đạt tới áp suất đầu vào của van, ống trượt ở vị trí ban đầu, áp suất trong các khoang chứa như nhau, chất van sẽ di chuyển một cách tự do. Khi thiết lập lò xo phụ áp suất đầu ra lớn hơn đầu và khiến van phụ của van giảm áp mở, lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một lượng nhỏ.
Khi đó hình thành dòng chảy qua rãnh trên ống trượt. Áp suất trong khoang giảm, ống trượt chính được nâng lên làm giảm tiết diện thông nhau của các khoang dưới. Sự thay đổi lên xuống của áp suất đầu vào và áp suất đầu ra đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt trong van giảm áp.
Với việc giảm áp lực cơ bản chúng có thể chỉ cần sử dụng một van cầu tại một vị trí cố định phần mở. Ngoài ra, người dùng có thể chèn một tấm lỗ vào dòng chảy của hơi nóng. Tuy vậy, mọi biến động ở tốc độ dòng chảy sẽ kéo theo biến động tương ứng trong áp lực.
Để hạn chế tình trạng này, van giảm áp lò hơi có thể được sử dụng điều khiển điều chỉnh chính xác của áp lực đầu ra. Chúng tự động điều chỉnh số lượng mở van để áp lực không thay đổi dù tốc độ dòng chảy thay đổi.
Nhận xét
Đăng nhận xét